Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng có nhận dịch tiếng Anh tại Đà Nẵng hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đà Nẵng đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đà Nẵng của dịch thuật Đà Nẵng Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đà Nẵng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hải Châu, Đà NẵngHotline: 0947.688.883 – 0963.918.438Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ít nhất trong 2 tuần tới người dân cần tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện...

Cụ thể như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 1.

Những việc cần làm ngay trong 2 tuần tới

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc sau:

- Thứ nhất , hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.

- Thứ hai , ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Thứ ba , đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Thứ tư , tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Thứ năm , cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

- Thứ sáu , nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

- Thứ bảy , trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi dịch công chứng công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe. (Hình minh họa).

Trước đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

- Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

- Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú. Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị người bệnh, đặc biệt là những người đang làm việc tại các khoa bệnh nhiệt đới.

Nguồn: Bộ Y tế

Sau khi có kết quả xác nhận mắc COVID-19, đây là điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" với ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ), theo The Hill.

"Tổng thống [Trump] đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng [Johnson] vì tình hữu nghị thân thiết, đồng thời [ông Trump] cũng chúc [ông Johnson] sớm hồi phục", phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố sau đó.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tạm thời đóng cửa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

"Hai nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ và Anh sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - theo ông Deere.

Tổng thống Trump: Điều đầu tiên ông Boris Johnson nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở

Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở:

"Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở. Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác", ông Trump nói.

Thủ tướng Johnson là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Trong đoạn video công bố tình hình sức khỏe của bản thân, ông Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục trong thời gian cách ly và điều trị bệnh. Bộ trưởng Y tế Anh cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia phát triển cuối cùng trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ban đầu, chính Thủ tướng Johnson cũng có phần chủ quan khi tiết lộ dịch công chứng với báo giới ông từng đến bệnh viện và bắt tay với bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, nước Anh đã xác nhận tổng cộng 14.543 ca nhiễm và 759 ca tử vong do COVID-19, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các dịch công chứng kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson dịch công chứng của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Ốc Thanh Vân chính thức lên tiếng sau khi Mai Phương qua đời: Đứng không vững lúc hay tin, hé lộ thông tin hiếm về tang lễ

Sau hơn 1 năm chống chọi với bệnh ung thư, Mai Phương đã trút hơi thở cuối cùng vào tối 28/3 tại nhà riêng. Là một người chị thân thiết, đồng hành cùng Mai Phương trong suốt 1 khoảng thời gian dài từ lúc phát biệt cho đến khi cố nghệ sĩ ra đi, những chia sẻ của Ốc Thanh Vân khiến công chúng đặc biệt quan tâm.

Ốc Thanh Vân cho biết, cô là người cận kề Mai Phương những ngày cuối đời, tuy nhiên cố diễn viên đã dặn dò mọi người giữ kín thông tin bệnh tật trước công chúng. Ngay sau khi Mai Phương trút hơi thở cuối cùng, Ốc Thanh Vân đã lập tức đến nhà riêng của cô em gái nhỏ để cùng gia đình chuẩn bị hậu sự.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 2.

Ốc Thanh Vân viết tâm thư sau khi Mai Phương ra đi

Sau khi chu toàn mọi việc và trở về nhà giữa đêm, Ốc Thanh Vân chia sẻ: " Ốc vừa về nhà. Một cảm giác trống rỗng. Hồi nãy bước ra xe đi về mà thấy đôi chân liêu xiêu. Đoạn đường về sao thấy xa quá! Vậy là điều mình ngại nghĩ đến cũng đã đến, n hư một sự sắp đặt, bởi, đã cố hết sức. Phải chấp nhận thôi, muốn "giá như" hay "ước gì" cũng không thể được nữa. Về đến nhà, mình chào Bố trên bàn thờ và quỳ thật lâu để xin sức mạnh, niềm tin và nghị lực trong tất cả mọi sự. Xin cho con thông suốt" .

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 3.

Ốc Thanh Vân là người đồng hành cùng Mai Phương từ lúc cố diễn viên phát bệnh cho đến những ngày cuối đời

Không chỉ thế, Ốc Thanh Vân cũng lên tiếng trấn an mọi người rằng cô vẫn ổn và sẽ mạnh mẽ lo chu toàn mọi thứ để tiễn Mai Phương về nơi an nghỉ cuối cùng cũng như chăm sóc cho bé Lavie sau này. Theo như bà xã Trí Rùa tiết lộ, tang lễ của Mai Phương sẽ diễn ra trong không gian kín đáo chỉ có bạn bè và người thân, mỗi lượt viếng sẽ hạn chế dưới 10 người để đảm bảo an toàn. Trước đó, phía gia đình của Mai Phương cũng chia sẻ rằng khoảng 2 ngày nữa thi thể của diễn viên Mai Phương sẽ được hoả táng.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 4.

Theo như tiết lộ từ Ốc Thanh Vân, giữa lúc nhạy cảm của dịch, tang lễ Mai Phương sẽ diễn ra cực kín đáo với sự tham dự của gia đình và người thân

Ốc Thanh Vân còn nhấn mạnh đề nghị mọi người không chia sẻ cụ thể thông tin về tang lễ để tránh sự hiếu kì, tụ tập đông người trong thời điểm nhạy cảm của dịch bệnh. " Mọi người đừng lo, Ốc ổn và bình tĩnh. Vì cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Lo là lo cho những ngày sắp tới. Một đứa trẻ sẽ lớn lên thế nào đây. Ốc có thông báo về tang lễ của em cho những người thân biết. Mong anh chị em, bạn bè đồng nghiệp chia sẻ kín với nhau, đừng up thông tin lên Facebook. Mình sợ nhiều người hiếu kỳ, tập trung đông rất nguy hiểm vào lúc này. Chúng ta cùng bảo vệ dịch công chứng nhau nhé!" .

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 5.

Về phần con gái của Mai Phương, Ốc Thanh Vân cũng tỏ ra lo lắng không biết Lavie sẽ lớn lên thiếu tình thương của mẹ.

Ốc Thanh Vân liêu xiêu, đứng không vững sau khi Mai Phương qua đời, tiết lộ thông tin hiếm về tang lễ! - Ảnh 6.

Người hâm mộ cũng gửi nhiều lời động viên Ốc Thanh Vân, mong cô mạnh mẽ trong những ngày tiễn biệt Mai Phương sắp tới.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Phát hiện chiến dịch tấn công mới, nhắm vào người dùng iPhone với iOS từ 12.2 trở xuống

Cuộc khủng hoảng từ virus Covid-19 đang làm thay đổi phong cách sống của mọi người trên toàn cầu. Mua hàng online, làm việc từ xa, giao tiếp qua các ứng dụng chat, … hàng loạt ứng dụng internet đều chứng kiến lượng sử dụng tăng vọt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng phải đối mặt với nhiều nguy tấn công hơn từ hacker.

Đầu tháng 3, hãng bảo mật Trend Micro cho biết về một chiến dịch tấn công mạng nhắm vào người dùng ở Đông Nam Á với phần mềm gián điệp tinh vi có tên LightSpy. Sau đó, Nhóm phân tích và nghiên cứu toàn cầu của Kaspersky cũng đã công bố một số chi tiết quan trọng về cuộc tấn công nhắm vào người dùng smartphone thông qua các liên kết trên nhiều diễn đàn và kênh truyền thông khác nhau.

Phát hiện chiến dịch tấn công mới, nhắm vào người dùng iPhone với iOS từ 12.2 trở xuống - Ảnh 1.

Trong chiến dịch tấn công này, những trang web chứa mã độc sẽ được tin tặc thiết kế giống những trang web gốc mà nạn nhân thường xuyên truy cập. Khi nạn nhân truy cập trang web độc hại đó, chuỗi khai thác được cài cắm trên đó sẽ triển khai phần mềm mã độc cho smartphone của nạn nhân.

Phần mềm mã độc này hiện đang nhắm đến các iPhone chạy phiên bản iOS 12.2 trở xuống, các iPhone phiên bản iOS 13.4 mới nhất hiện nay Biên phiên dịch không bị tấn công trong chiến dịch này. Người dùng Android cũng là mục tiêu tấn công của hacker. Ngoài ra, Kaspersky đã phát hiện sự tồn tại của phần mềm độc hại nhắm mục tiêu vào máy tính Mac, Linux và Windows, cùng với các bộ định tuyến dựa trên Linux.

Để đánh lừa người dùng truy cập vào trang web độc hại này, hacker thường phát tán đường link của nó thông qua các bài đăng trên diễn đàn cũng như các mạng xã hội nổi tiếng. Khi nạn nhân truy cập trang web độc hại này, các phần mềm mã độc sẽ bẻ khóa thiết bị nạn nhân và cho phép hacker ghi âm cuộc gọi và âm thanh, đọc được tin nhắn của một số ứng dụng nhất định.

Theo khuyến cáo của Kaspersky, để tránh trở thành nạn nhân của cuộc tấn công này, cũng như các cuộc tấn công tương tự, người dùng tránh click vào những liên kết đáng ngờ, đặc biệt nếu chúng được chia sẻ trên mạng xã hội.

- Kiểm tra tính xác thực của các trang web bằng cách kiểm tra định dạng đường link URL hoặc chính tả của tên công ty, kiểm tra dữ liệu đăng ký tên miền. Không truy cập trang web cho đến khi chắc chắn chúng hợp lệ.

- Cài đặt các ứng dụng bảo mật đáng tin cậy cho thiết bị của mình nhằm bảo vệ cá nhân hiệu quả trước các mối đe dọa.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

TP HCM trước và trong Covid-19

Từ những ca nhiễm đầu tiên Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, dịch Covid-19 đã lan ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tại TP HCM, tính đến chiều 21/3, ghi nhận 21 ca nhiễm nCoV, trong đó 3 ca đã khỏi. Chính quyền thành phố khuyên người dân ở trong nhà, tránh tụ tập đông đúc nơi công cộng.

Các tụ điểm đông người như vũ trường, quán bar, beerclub, massage, karaoke, rạp chiếu phim... được lệnh đóng cửa. Nhiều khu vực trong thành phố với quang cảnh vắng vẻ hơn ngày thường.

Tại trục đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) hướng về trung tâm thành phố tháng 6/2019 và ngày 18/3. Đây là một trong những tuyến đường chính của khu Nam Sài Gòn vào trung tâm, thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc giao thông.

Cầu Bình Triệu kẹt cứng hồi cuối tháng 1 và sự thông thoáng hiện tại. Bình Triệu bắc qua sông Sài Gòn, dẫn vào bến xe miền Đông, là một trong những cây cầu huyết mạch của thành phố và thường xuyên bị ùn tắc vào giờ cao điểm.

Bến xe Miền đông (quận Bình Thạnh) thời điểm tháng 1 năm nay và ảnh chụp ngày 18/3. Là điểm tập trung đông người, bến xe đã tổ chức phun khử khuẩn, bắt buộc người dân đeo khẩu trang, tuyên truyền phòng chống Covid-19.

Sảnh đón người thân ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất tháng 1/2019 và sự vắng vẻ vào ngày 19/3.

Thời điểm bùng phát Covid-19, sân bay ngày càng ít khách do tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Khi quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0h ngày 18/3 làm cho sân bay thêm vắng vẻ.

Nhà thờ Đức Bà tháng 2/2019 và sự vắng vẻ ngày 19/3. Nhà thờ Đức Bà xây năm 1877, hoàn thành sau ba năm. Sau hơn 140 năm, nhà thờ đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn, thu hút nhiều du khách tham quan mỗi ngày. Công trình được trùng tu năm 2017 và dự kiến hoàn tất năm 2025.

Chợ Bến Thành tháng 12/2019 và ngày 16/3. Chợ xây dựng năm 1912 và hoàn thành sau 2 năm với diện tích hơn 13.000 m2. Ngành hàng kinh doanh chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi...

Từ lâu chợ Bến Thành là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố, thu hút nhiều du khách trong ngoài nước.

Công viên 30/4 (quận 1) tháng 4/2019 và ngày 16/3. Quanh công viên là các công trình kiến trúc nổi bật của thành phố Biên phiên dịch như nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bưu điện thành phố... nên nơi đây thường là điểm vui chơi, dạo mát của nhiều người dân, du khách.

Đông nghẹt người vui chơi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1) trong dịp nghỉ lễ 30/4/2019 và cảnh đìu hiu ngày 16/3.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, Thảo Cầm Viên cũng là một trong những công viên lớn nhất nước với hơn 1.000 cá thể động vật, hơn 2.000 cây gỗ thuộc 260 loài, hàng chục loại lan, xương rồng, bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích hơn 17 ha.

Một cửa hàng trong trung tâm thương mại trên đường Đồng Khởi (quận 1) tháng 11/2019 và ngày 16/3. Các cửa hàng cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19 nên tình hình kinh doanh lâm cảnh ế ẩm.

Cảnh đối lập của phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) tháng 9/2019 và thời điểm ngày 16/3. Từ khi đi vào hoạt động, phố đi bộ là điểm tham quan phổ thông của người dân, du khách. Nhiều sự kiện công cộng thường được tổ chức ở đây.

Chùa Ngọc Hoàng (quận 1) tháng 1/2019 và trong ngày 20/3 năm nay. Chùa còn có tên khác là Phước Hải xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Chùa có kiến trúc kiểu đền chùa Trung Hoa, bên trong đặt tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng các chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi.

Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa đông đúc. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Ngôi chùa từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm năm 2016.

Cảnh đông đúc của phố đi bộ Bùi Viện (quận 1) trong tháng 10/2019 và sự vắng vẻ ngày 17/3. Từ lâu, Bùi Viện được gọi là \"phố Tây\", nơi tập trung nhiều khách quốc tế, luôn nhộn nhịp về đêm.

Khi nhiều quán bar, vũ trường, beerclub... ở phố Tây Bùi Viện phải đóng cửa khi có lệnh khiến nơi đây thưa thớt du khách, không còn sự náo nhiệt, tấp nập thường thấy.

Quỳnh Trần

140 hộ dân ở quận 8 bị phong tỏa

Làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TP HCM trưa 21/3, Chủ tịch UBND quận 8 Trần Quang Thảo cho biết quận ghi nhận 2 ca nhiễm nCoV là " bệnh nhân 64 " - phụ nữ ngụ ở đường Nguyễn Thị Tần (phường 2) và người đàn ông dân tộc Chăm ở đường Dương Bá Trạc (phường 1).

Đối với trường hợp ở phường 1, ông này từng dự lễ hội Hồi giáo ở Kuala Lumpur (Malaysia) với sự tham dự của 16.000 người, đi cùng chuyến bay với " bệnh nhân 61 " ở Ninh Thuận. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm hôm 17/3, đến sáng 19/3 có kết quả dương tính nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chưa công bố. Chính quyền đã cách ly 140 hộ với 725 dân, đa phần là người Chăm.

Ngoài ra, quận 8 ghi nhận 23 ca nghi nhiễm, 913 người cách ly tại nhà; 34 trường hợp đang cách ly tập trung; trong đó có 16 người có tham gia hành lễ tại Malaysia, 5 người về từ vùng dịch, 13 người tiếp xúc gần với các ca nhiễm.

Chủ tịch UBND quận 8 Trần Quang Thảo. Ảnh: Trung Sơn

Chủ tịch UBND quận 8 Trần Quang Thảo. Ảnh: Trung Sơn

Theo ông Thảo, do người Chăm có chế độ ăn và phong tục tập quán riêng nên quận 8 gặp khó khăn - cung cấp thực phẩm không có "chứng chỉ Halal" nên nhiều người không ăn. Ngoài ra, người bị cách ly là lao động phổ thông, mỗi ngày phải được đảm bảo kinh phí 60.000 đồng, nhưng Thông tư 32 của Bộ Tài chính về phòng chống dịch bệnh quy định "chỉ người cách ly tại cơ sở mới được hưởng". Do đó, quận không có căn cứ để chi kinh phí cho những hộ này.

Đại diện lãnh đạo UBND phường 1 cho biết, ngoài việc phun khử khuẩn xung quanh khu vực có nhà người nhiễm bệnh, phường lập 6 chốt khoanh vùng những người dự lễ hồi giáo ở Malaysia trở về địa phương. Đối với 140 hộ đang cách ly, phường trao tặng mỗi hộ 10 kg gạo, thùng mỳ chay, nước, trứng gà, sữa...

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (đứng) và Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Sơn

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (đứng) và Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm tại buổi làm việc. Ảnh: Trung Sơn

Sau khi nghe UBND quận 8 báo Biên phiên dịch cáo, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng quận chưa chủ động liên hệ 11 cửa hàng có "chứng chỉ Halal" phục vụ đồ ăn cho người Hồi giáo, nên mới kêu khó.

"Chính quyền địa phương phải giải thích để họ không hiểu nhầm đang bị giam giữ. Mình mời họ cứ ở yên tại nhà, quận sẽ phục vụ cho từng gia đình. Làm sao để họ hiểu cách ly là đang bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng chứ không phải kỳ thị", ông Phong nói.

Người đứng đầu chính quyền thành phố yêu mỗi phường cần có tổ đáp ứng nhanh gồm cán bộ y tế và công an khu vực, nắm tình hình sức khỏe người dân, để có giải pháp xử lý nhanh nhất.

Đánh giá việc lây nhiễm trong cộng đồng diễn biến phức tạp, ông Phong yêu cầu quận 8 không được chủ quan, phải kiểm tra chặt chẽ việc phòng chống dịch bệnh, tránh để xảy ra như trường hợp " bệnh nhân 34 " ở Bình Thuận lây nhiễm cho nhiều người.

Đối với các khu cách ly tập trung, ông Phong cho biết Thủ tướng đã đồng ý cho mỗi người được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng mỗi ngày. TP HCM sẽ đề xuất tăng mức hỗ trợ này cũng như đề xuất chính sách hỗ trợ cho người lao động, hộ nghèo... bị ảnh hưởng.

Việt Nam ghi nhận 92 bệnh nhân Covid-19, trong đó 17 người đã khỏi bệnh bao gồm 16 ca hồi phục từ tháng trước, một xuất viện ngày 20/3. Riêng TP HCM có 18 bệnh nhân đang điều trị, đứng thứ hai sau Hà Nội với 27 người. Hai thành phố đều phải mở rộng thêm số lượng khu cách ly, cho một lượng gia tăng người từ nước ngoài về.

Trung Sơn

Nữ ca sĩ từng trượt 20 buổi thử giọng, bị JYP từ chối nay trở thành giọng ca solo hàng đầu Kpop, một tay xây dựng cả công ty

Nhiều thần tượng Kpop được biết đến nhờ danh tiếng của công ty, thế nhưng có những nghệ sĩ nổi tiếng đến nỗi sự thành công của họ đã giúp công ty phát triển, có chỗ đứng vững chắc trong làng giải trí xứ Hàn. Trường hợp của LOEN Entertainment là ví dụ điển hình, và "công thần" của họ chính là  IU  – giọng ca solo đình đám hàng đầu Kpop.

Nữ ca sĩ từng trượt 20 buổi thử giọng, bị JYP từ chối nay trở thành giọng ca solo hàng đầu Kpop, một tay xây dựng cả công ty - Ảnh 1.

IU một tay gây dựng cả công ty

Hành trình tới đỉnh cao danh vọng của IU không hề bằng phẳng. Trước khi trở thành ca sĩ, cô đã từng bôn ba ở nhiều buổi thử giọng, bị từ chối bởi trên dưới 20 công ty, trong đó có cả JYP Entertainment. Thế nhưng LOEN Entertainment – 1 công ty nhỏ ở thời điểm ấy đã nhìn thấy tiềm năng ở IU và quyết định trao cô cơ hội đổi đời.

IU thi tuyển vào JYP

IU trở thành trainee của LOEN Entertainment vào năm 2007 và ra mắt sau đó một năm. Trong những tháng ngày đầu tiên, mọi việc chẳng hề suôn sẻ với IU vì các ca khúc của cô không thành công như mong đợi. Dù vậy, IU vẫn chăm chỉ làm việc hết mình. Mọi nỗ lực của cô đã được đền đáp khi ca khúc "Good Day" ra mắt năm 2010 trở thành "hit" lớn tại Hàn Quốc, mở ra bước ngoặt mới cho sự nghiệp của IU.

MV "Good Day" - IU

Những bài hát IU phát hành sau đó đều thành công vang dội. Hình tượng trong trẻo và giọng hát "ba quãng tám" ấn tượng khiến cô nàng sinh năm 1993 được công chúng ưu ái gọi với biệt danh "em gái quốc dân". Ngoài âm nhạc, IU cũng dần lấn sân sang các lĩnh vực khác, trong đó có diễn xuất và được đón nhận nhiệt tình.

IU chăm chỉ lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất và ngày càng được khen ngợi vì sự tiến bộ

Sau hơn 1 thập kỉ hoạt động, "ngai vàng" của IU vẫn chưa có dấu hiệu lung lay khi cô cứ comeback là bài hát đứng đầu BXH. Điều này khiến nữ ca sĩ được đánh giá là 1 trong những nghệ sĩ solo hàng đầu Hàn Quốc. Cô thậm chí còn là "cứu tinh" của LOEN Entertainment khi sự thành công của IU đã giúp công ty lớn mạnh. Từ một công ty nhỏ bé có trụ sở khiêm tốn, LOEN (nay đổi tên thành Kakao M) đã chuyển sang tòa nhà mới cao 6 tầng, khang trang hơn rất nhiều. Họ còn mở rộng quy mô bằng cách mua cổ phần từ những công ty lớn.

Trụ sở bề thế của Kakao M hiện tại

Một tay IU Biên phiên dịch mang lại vị thế và danh tiếng cho Kakao M nên công ty này coi nữ ca sĩ như "công thần" và hậu đãi cô hết mực. Họ thậm chí còn dành riêng 1 tầng trong trụ sở để IU lấy làm nơi luyện tập. Nữ ca sĩ cũng đã tái kí hợp đồng với Kakao M vào năm 2019 như một cách thể hiện lòng trung thành và sự tri ân với công ty luôn tạo điều kiện hỗ trợ cô suốt 10 năm qua.

Hiện nay, IU và toàn bộ ekip hỗ trợ mình suốt nhiều năm đã chuyển sang EDAM Entertainment – công ty mới do quản lý của cô nàng thành lập. Tuy nhiên công ty này vẫn trực thuộc Kakao M, chứng tỏ cô vẫn hết lòng gắn bó với nơi từng nâng đỡ mình từ buổi đầu sự nghiệp, đồng hành bên cô qua mọi thăng trầm.

Nữ ca sĩ từng trượt 20 buổi thử giọng, bị JYP từ chối nay trở thành giọng ca solo hàng đầu Kpop, một tay xây dựng cả công ty - Ảnh 6.

IU và dàn staff thân thiết, luôn đồng hành bên cô trong suốt nhiều năm sự nghiệp

Nguồn tham khảo: KB

Ý: Đi thăm bệnh nhân Covid-19, ít nhất 18 linh mục tử vong

Đức Giáo hoàng Francis đã khuyến khích các linh mục Công giáo can đảm ra ngoài và đến với những người bệnh. Đến thăm các đơn vị chăm sóc đặc biệt, các giáo sĩ đã tiếp xúc với một số trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng nhất.

Hậu quả là, ít nhất 10 linh mục đã chết vì Covid-19 tại giáo phận Bergamo gần Milan, theo tờ báo Công giáo Avvenire.

Ý: Đi thăm bệnh nhân Covid-19, ít nhất 18 linh mục tử vong - Ảnh 1.

Một linh mục cử hành Thánh lễ Chúa Nhật một mình trong Vương cung thánh đường Santa Maria ở Trastevere. Ảnh: REUTERS

Năm trường hợp linh mục tử vong khác đã được khai báo tại TP Parma, trong khi các ca tử vong còn lại xảy ra ở Brescia, Cremona và Milan, tất cả đều ở miền Bắc nước Ý.

Những cái chết, cho dù là linh mục hay thành viên trong cộng đồng của họ, "nhiều đến mức không đếm xuể", tờ báo Công giáo viết.

Giống như các bác sĩ, các linh mục ở Ý tiếp xúc với các trường hợp nghiêm trọng nhất của căn bệnh này. "Với một chiếc mặt nạ, mũ lưỡi trai, găng tay, áo choàng và kính bảo vệ, các linh mục chúng tôi đi bộ quanh các gian phòng như những cái bóng" - Cha Claudio del Monte nói với hãng tin Adnkronos của Ý.

Cha Del Monte coi sóc một giáo xứ ở Bergamo, thành phố nằm trên sườn đồi xây tường bao quanh với 120.000 người, hiện là trung tâm của dịch bệnh tồi tệ nhất thế giới.

Tính đến ngày 20-3, với 4.634 ca nhiễm virus corona, tỉnh Bergamo đã chiếm 11% số ca bệnh Covid-19 của cả nước Ý, trong khi dân số ở đây chỉ chiếm 0,2% trong tổng số dân của Ý.

Dân Bergamo tử vong rất nhiều đến nỗi xe tải quân đội phải chở quan tài đi hôm 19-3. Người ta còn lo ngại rằng số người chết thực sự có thể còn cao hơn vì một số nạn nhân chưa được xét nghiệm bao giờ.

Ý: Đi thăm bệnh nhân Covid-19, ít nhất 18 linh mục tử vong - Ảnh 2.

Đức Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ một mình tại nhà khách Santa Marta ở Vatican hôm 19-3. Ảnh: EPA

Giống như tất cả các nạn nhân khác, các Biên phiên dịch giáo sĩ được chôn cất mà không có nghi lễ. Đó là bởi vì lễ an táng, cùng với lễ cưới, đã bị cấm cử hành trong hơn một tuần để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Trong khi đó, theo Euronews , một bác sĩ người Ý - từng kể ông phải làm việc không đeo găng tay tại một trong những bệnh viện bị ảnh hưởng nặng nề ở nước này - đã chết sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona.

Trong một cuộc phỏng vấn trước khi chết, bác sĩ Marcello Natali, 57 tuổi, nói với Euronews rằng ông làm việc mà không có găng tay bảo vệ vì nguồn cung cấp găng tay đã cạn kiệt tại bệnh viện ở thị trấn Codogno, phía Bắc nước Ý.

Mua căn nhà đầu tiên tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo muốn tiến gần hơn giấc mơ World Cup?

Hôm qua 20/3, HLV Park Hang-seo và vợ đã đặt bút ký vào hợp đồng mua một căn hộ tại khu đô thị ngay gần SVĐ Mỹ Đình cũng như trụ sở LĐBĐ Việt Nam (VFF). Kể từ khi sang Việt Nam, nhà cầm quân người Hàn Quốc ở tại căn nhà do sắp xếp. Việc mua căn hộ riêng này cho thấy phần Biên phiên dịch nào ý định muốn gắn bó thật lâu dài với bóng đá Việt Nam của thầy Park.

Trước đó vào cuối năm 2019, HLV Park Hang-seo cùng VFF đã công bố hợp đồng mới có thời hạn 3 năm. Mục tiêu trong hợp đồng là bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup, giành vé dự Asian Cup đồng thời lọt vào giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.

Mua căn nhà đầu tiên tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo muốn tiến gần hơn giấc mơ World Cup? - Ảnh 1.

HLV Park Hang-seo trong ngày công bố hợp đồng mới

Nhưng tầm nhìn của thầy Park không chỉ dừng lại ở đó. Mỗi khi nhắc đến World Cup, ông đều bày tỏ mong muốn những sự đầu tư mạnh mẽ cho bóng đá trẻ ở Việt Nam. Vị chiến lược gia 62 tuổi kỳ vọng ĐT Việt Nam trong tương lai sẽ coi việc giành suất dự World Cup là một mục tiêu nghiêm túc.

Các nhà chuyên môn cũng đồng tình với HLV Park Hang-seo. World Cup 2022 chưa phải cái đích thực tế cho ĐT Việt Nam. Nhưng tới World Cup 2026, khi giải đấu mở rộng lên 48 đội tham dự, cơ hội sẽ lớn hơn.

Dự kiến, châu Á có thể được dành 8 suất. ĐT Việt Nam từng lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và một năm nay thường nằm trong top 16 đội mạnh nhất châu Á theo BXH FIFA. Nếu giữ được đà tiến bộ, chúng ta hoàn toàn có quyền mơ đến World Cup.

Mua căn nhà đầu tiên tại Việt Nam, HLV Park Hang-seo muốn tiến gần hơn giấc mơ World Cup? - Ảnh 2.

HLV Park Hang-seo tại World Cup 2002

Khi còn là trợ lý HLV, thầy Park từng hỗ trợ cho HLV Hiddink tại World Cup 2002 (ĐT Hàn Quốc). Trải qua nhiều thăng trầm, ông vẫn luôn mong có ngày một lần nữa được trở lại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh với tư cách nhà cầm quân.



Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc

“Hãy đứng yên khi Tổ Quốc cần".

Lời nhắc nhở này, có lẽ bạn sẽ bắt gặp bất cứ đâu trên MXH trong những ngày gần đây. Ở thời điểm hiện tại, điều nhỏ bé duy nhất mà đất nước kêu gọi bạn thực hiện chỉ đơn giản là “đứng yên”.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 1.

Trong thông báo được phát đi vào tối 20/3 - chủ tịch Tp.Hà Nội đưa ra khuyến cáo: “Ngày 18/3, tôi đã đưa ra khuyến nghị mọi người ở nhà càng nhiều càng tốt. Ngày thứ bảy, chủ nhật này, chúng tôi khuyến nghị nếu không có việc gì cần thiết thì mọi người nên ở trong nhà và hạn chế đi phương tiện công cộng, nếu có đi thì phải thực hiện đeo khẩu trang một cách nghiêm túc".

Chiều 19/3, trong buổi họp giao ban trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Tp.HCM, lãnh đạo ngành y tế cũng khuyến cáo người dân không có việc cần thiết thì cần ở trong nhà, hàng quán nên đóng cửa (ngoại trừ các hàng thuốc, thực phẩm, siêu thị…)

Thật kỳ lạ khi một hành động đơn giản đến nhường vậy, lại là một sự chung tay vô cùng quan trọng của tất cả người dân - để giúp đất nước vượt qua cuộc chiến “chống giặc Corona" vô cùng khó khăn này.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 2.

Ngày hôm nay, cư dân mạng chia sẻ nhau bức ảnh giấc ngủ vội trong cảnh màn trời chiếu đất của những người làm công tác phòng dịch ở trung tâm cách ly. Bức ảnh được chụp từ ban công ký túc xá Đại học Quốc gia quận Thủ Đức, các bạn tình nguyện viên và hậu cần tranh thủ một khoảng đất trống, trải chiếu và tranh thủ luân phiên nhau ra ngủ giữa những giờ trực. Mặt đất bê tông cứng giữa cái nắng Sài Gòn - hẳn nhiên không phải là chỗ ngủ lý tưởng nhất, nhưng lại là nơi nghỉ ngơi duy nhất mà các bạn có lúc này. Toàn bộ phòng ốc, giường ngủ, cơ sở vật chất - đều được dành trọn cho người dân đi cách ly.

Bức ảnh đấy nói lên một thông điệp rất lớn lao: Tổ quốc đang dốc hết sức mình để bảo vệ cuộc sống bình yên của chúng ta giữa sự đe doạ của dịch bệnh. Sự tận tâm ấy hiển hiện trong hình ảnh những tình nguyện viên tuyến đầu sẵn sàng lăn xả để đảm bảo sự thoải mái, chu đáo nhất cho người dân khu cách ly. Trong hình ảnh những cán bộ ở sân bay, cần mẫn, kiên trì hướng dẫn hàng đoàn người về nước được khai báo và kiểm tra y tế thật cẩn thận. Trong từng lời nói quyết liệt của các lãnh đạo. Cả một bộ máy chính phủ đang làm việc ngày đêm, từ những người ở cao nhất cho đến những cán bộ địa phương, tất cả đều là những mắt xích đang nỗ lực hết mình để đảm bảo sự an toàn của người Việt, trên đất Việt.

Sau tất cả những hy sinh và cố gắng không mệt mỏi ấy, điều duy nhất, Tổ quốc cần tất cả những người dân làm vào lúc này, chỉ đơn giản là đứng yên.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 3.

Không phải ngẫu nhiên mà việc ở nhà, hạn chế giao tiếp, “Đứng yên" - lại được khuyến cáo liên tục trong những ngày gần đây. Hãy hiểu đơn giản là thế này: Việc ở nhà và hạn chế tiếp xúc nơi công cộng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm. Chỉ cần bạn ở nhà, virus sẽ giảm đi nhiều cơ hội lây lan (bởi chúng đâu được gặp gỡ ai mới) và bất cứ ai có nguy cơ đều sẽ được khoanh vùng sớm trước khi virus có thể lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Trong cuộc chiến căng thẳng này, bạn chỉ cần đứng yên và ở nhà, tất cả mọi việc khó khăn và lớn lao khác đã có đất nước lo. Bởi chỉ bằng việc hạn chế tiếp xúc đông người, hạn chế tụ tập, hạn chế tham gia các hoạt động công cộng, bạn đã giúp bớt đi nhiều phần gánh nặng trong công tác phòng dịch và giúp bảo vệ cho chính bạn cùng người thân của mình.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 4.

Đừng ra ngoài khi không cần thiết, từ chối những buổi gặp gỡ công cộng, đông người. Khi ở nhà lẫn lúc ra ngoài đường, tuân thủ đúng các biện pháp giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt cần nhớ khi tiếp xúc với người đối diện nên giữ một khoảng cách an toàn (từ 2m trở lên). Và nếu chẳng may công ty bạn cho phép làm việc tại nhà, hãy làm việc tại nhà theo đúng nghĩa của nó chứ đừng rủ rê nhau tụ tập như đang tận hưởng một kỳ nghỉ từ trên trời rơi xuống. Ở nhà, đọc báo thường xuyên (từ các nguồn chính thống), và làm theo đúng những chỉ đạo của chính phủ - Đó chính là những gì phải làm khi “đứng yên" để giúp sức cho Tổ quốc.

Với những người ở trong diện cách ly tập trung, hãy nghiêm túc hoàn thành 14 ngày cách ly của mình, không trốn tránh và hãy thành thật khi khai báo y tế, nghe theo chỉ dẫn và tuân thủ mọi quy định của nhà nước. Chính phủ đã chuẩn bị để người dân đi cách ly trong điều kiện tốt nhất, thoải mái nhất - nên trách nhiệm của bạn lúc này, là vui vẻ cách ly để hoàn thành nghĩa vụ của một công dân văn minh và tử tế.

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 5.

Sẽ không ai bị bỏ lai đằng sau trong cuộc chiến này. Trước những diễn biến hỗn loạn và phức tạp của dịch bệnh ở nước ngoài, Việt dịch công chứng Nam mở rộng vòng tay đón những người con xa xứ trở về với đất mẹ. Bất chấp nguy cơ dịch có thể lây lan diện rộng trong cộng đồng với những tiềm tàng lây nhiễm chéo, nhưng bất cứ ai khi muốn trở về và cảm thấy cần trở về, đất nước cũng sẽ đón các bạn với một sự tận tâm. Khi đã bước chân lên những chiếc máy bay cuối cùng đưa bạn về nước, hãy khai báo y tế thật chính xác, trung thực, hợp tác với lực lượng chống dịch ở sân bay, thực hiện đầy đủ những quy định về cách ly. Sự bình tĩnh và kỷ luật lúc này chính là cách giúp đỡ tốt nhất cho sự nỗ lực và vất vả của các bộ/ban/ngành đang cùng vào cuộc để bạn có thể yên tâm trở về. Và nếu, bạn vẫn đang khoẻ mạnh và đảm bảo được cuộc sống ở những vùng dịch, hãy cân nhắc việc ở lại thay vì về nước, cho chính sự an toàn của bạn chứ không phải ai khác. Bởi không nơi nào nguy hiểm và hỗn loạn hơn sân bay trong thời điểm này.

Để không bỏ sót một nguy cơ nào ra khỏi cộng đồng, chính phủ đang trong giai đoạn tổ chức cách ly y tế quy mô lớn nhất từ trước đến nay - để nhằm sàng lọc và bảo vệ người dân khỏi những hiểm hoạ lây lan của Covid-19. Không chỉ các bệnh viện, mà còn cả doanh trại quân đội cũng được trưng dụng để làm các khu cách ly tập trung. Người dân khi “đi cách ly" được ở trong những khu cách ly thoáng đãng, sạch sẽ, và nhận sự quan tâm vô cùng nhiệt tình và chu đáo từ các bác sĩ/điều dưỡng. Tất cả đều là nỗ lực tuyệt vời trong việc đảm bảo cuộc sống và sức khoẻ của người dân, dù ở trong diện cách ly hay không. Thậm chí, bạn bè quốc tế khi “đi cách ly" ở Việt Nam, cũng xúc động viết lên Facebook những dòng cảm ơn từ tâm can, vì sự đối đãi nhiệt thành quá đỗi của người Việt giữa tâm điểm dịch bệnh.

Trên khắp đất nước, người ta đã bắt tay vào việc “ở nhà và đứng yên". Nhiều nhà hàng, quán cafe, quán bar và tụ điểm vui chơi đã treo biển tạm đóng cửa. Trên Facebook, những mâm cơm nhà xuất hiện nhiều hơn, những hoạt động cá nhân như đọc sách, xem phim được người trẻ nhiệt tình chia sẻ, để thêm gợi ý cho nhau vào khoảng thời gian tự đóng cửa này.

Cả dân tộc đang sục sôi trong cuộc chiến chống virus, “chống dịch như chống giặc", từ những sinh viên, y bác sĩ, bộ đội, quân nhân,.. cho đến những người đứng đầu đất nước - tất cả đều dốc hết nỗ lực và sự quyết tâm để bảo vệ người dân Việt Nam khỏi sự đe doạ của dịch bệnh. Tổ quốc đang dồn hết trí lực, tâm sức để bảo vệ người dân. Nhưng tất cả, có thành công hay không, đều tuỳ thuộc vào ý thức và sự quyết tâm, kiên trì của mỗi chúng ta. Cuộc chiến này không chỉ của mình họ, cuộc chiến này cần sự giúp sức và đồng hành của tất cả người dân. Và chưa cần nói đến sự hy sinh nào, ta chỉ cần làm duy nhất một việc, đó là ở nhà và tự bảo vệ mình bằng sự hiểu biết và cẩn trọng. Hãy làm thật tốt việc này để bảo vệ chính mình, chính người thân và giảm đi sức nặng lớn lao mà Tổ quốc đang gánh trên vai.

Thế nên, nếu ai hỏi tôi làm gì để phòng tránh virus, tôi sẽ nói: Mùa dịch này, tôi ở nhà vì Tổ quốc cần tôi làm vậy.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Hãy "ở yên" khi Tổ Quốc cần. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, đang ở chỗ nào thì hãy ở yên chỗ đấy. Còn tôi, tôi ở nhà! Vì ở nhà lúc này, đã là hành động cho thấy ý thức bảo vệ bản thân, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

#toionha #chungtoionha #covydidi

Đây là lúc, tôi ở nhà để chung tay cùng Tổ quốc - Ảnh 8.